Những Sự Thật Về Saxophone Mà Bạn Chưa Biết

Những điều chưa biết về Saxophone

Được phát minh chỉ từ một nhà sáng chế nhưng đây là loại nhạc cụ có vai trò quan trọng ở hai thể loại âm nhạc hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là năm sự thật thú vị mà thậm chí những người chơi saxophone có thể chưa biết về loại nhạc cụ của họ.

1. Saxophone có một lịch sử độc nhất

Saxophone là nhạc cụ duy nhất sử dụng phổ biến hiện nay được phát minh bởi một nhà sáng tạo nhạc cụ duy nhất, đó là Adolphe Sax. Đây cũng là lý do mà nhạc cụ này mang tên Saxophone.

Sax được sinh ra ở Bỉ vào năm 1814. Ông là một nhạc sĩ đa năng vì có thể chơi rất nhiều nhạc cụ hơi. Ông đã đặt ra mục tiêu tạo ra một loại nhạc cụ không chỉ giúp thể hiện khả năng độc tấu và âm thanh trữ tình thiên nhiên của nhạc cụ hơi bộ gỗ, mà còn nghe được tốt hơn cả những nhạc cụ làm bằng đồng.

Cuộc đời ly kỳ của người phát minh kèn saxophone

Vào năm 1846, phát minh của ông, saxophone, đã được cấp bằng sáng chế tại Paris.

Fun Fact: Mặc dù là một người sáng tạo và đầy nhiệt huyết, Sax không phải là một đứa trẻ may mắn. Vô số những tai nạn vào thời trẻ gần như đã giết chết ông ấy! Ví dụ như việc ngã từ cửa sổ tầng ba xuống, bị bỏng từ một tai nạn liên quan đến thuốc súng, nhai phải một cục pin, sắp chết đuối, và bị nhiễm độc ba lần.

2. Đã từng có tới 14 loại saxophone khác nhau

Adolphe Sax đã từng nghĩ rằng saxophone có khả năng phù hợp với rất nhiều thể loại nhạc, và vì vậy, ông ấy đã làm chúng dựa theo kích cỡ; từ soprano là loại to nhất cho tới contrabass là loại bé nhất. (Ông ấy cũng đã phát minh ra saxhorn, một loại nhạc cụ làm từ đồng thau có van tương tự như flugelhorn và alto horn ngày nay.)

Tuy nhiên, trong số 14 loại mà Adolphe phát minh, chỉ có bốn loại được sử dụng rộng rãi ngày nay. Theo thứ tự cao độ, từ cao xuống thấp, đó là Bb soprano, Eb alto, Bb tenor và Eb baritone. Một trong số những loại saxophone đó có nhịp gấp 2.5 lần quãng tám.

3. Saxophone là loại nhạc cụ bộ hơi duy nhất được làm từ đồng thau

Từ những ngày đầu tiên, saxophone đã được làm từ đồng thau. Tuy nhiên vì hình thức tạo âm thanh bằng cách thổi nên saxophone đã được đưa vào nhóm nhạc cụ bộ hơi – kèn gỗ. Một loại nhạc cụ bộ hơi khác làm bằng kim loại duy nhất đó là Sáo (Flute). Nhạc cụ Sáo ban đầu cũng được làm hoàn toàn từ chất liệu gỗ – loại sáo mà chúng ta vẫn thường thấy.

4. Tất cả là tạo nên sự cân bằng

Vì saxophone được tạo ra để gắn liền sự khác biệt giữa nhạc cụ được làm từ đồng thau và nhạc cụ bộ hơi nên nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng về âm sắc. Không chỉ kết hợp những âm khác nhau của hai loại nhóm nhạc, nó còn hỗ trợ được cả âm cao và thấp của nhạc cụ hơi. Nhờ vào tính linh hoạt như vậy mà saxophone đóng vai trò quan trọng như âm thanh ở giữa một tập hợp nhạc lớn.

Adolphe Sax - Ông tổ nhạc cụ Saxophone

5. Saxophone có đặc tính rất năng động

Sự năng động của saxophone được thể hiện nhiều nhất trong số các nhạc cụ bộ hơi – kèn gỗ. Vì có một lỗ hình nón chứ không phải hình trụ (nói theo cách khác, ống của nó dần hẹp hơn khi đi xuống dưới, trái ngược với sáo clarinet có chiều dài của đường kính của ống không hề thay đổi).

Saxophone có thể tạo ra âm thanh giống hệt như giọng người một cách đáng kinh ngạc. Điều này tạo ra nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau và khiến cho nó trở thành một nhạc cụ lí tưởng để biểu diễn solo. Vì vậy, không có gì đáng kinh ngạc khi saxophone trở nên nổi bật trong lịch sử của nhạc jazz. 

Những điều chưa biết về Saxophone

Một điều ít được biết đến là saxophone cũng đóng vai trò quan trọng đối với dòng nhạc cổ điển (đặc biệt trong các sáng tác của những nhà soạn người Pháp), và nó được sử dụng rộng rãi trong số các dàn dụng cụ chơi nhạc, bao gồm dàn nhạc thính phòng, dàn nhạc giao hưởng và dàn nhạc bộ hơi.

Sự khác biệt giữa Jazz saxophone và Classical saxophone là gì?

Mặc dù nguyên lý hoạt động của dụng cụ nhạc này không hề thay đổi nhưng chất lượng của một chiếc saxophone lại có thể khác khi sử dụng đối với nhạc jazz và nhạc cổ điển.

Với nhạc jazz, một chiếc saxophone lí tưởng cho phép người chơi có được sự tự do trong việc thể hiện cảm xúc, và vì vậy họ có xu hướng thích một công cụ nhạc với lỗ phát ra âm thanh lớn (điều đó nghĩa là cần một công cụ có thể tạo âm trầm nhanh chóng).

Selecting a Saxophone for Classical and Jazz Performance | Bandworld  Magazine

Âm thanh trầm, bổng đột ngột của jazz saxophone đã đóng góp lớn cho nền âm nhạc, và giúp cho loại nhạc cụ này trở nên nổi bật khi trình diễn một mình.

Đối lập lại, người chơi saxophone cho nhạc cổ điển phải trình diễn với rất nhiều loại nhạc cụ khác trong dàn giao hưởng, và vì vậy, họ có xu hướng thích một dụng cụ với âm thanh thanh thoát và có sự ăn khớp với các dụng cụ khác. Nói một cách khái quát, người chơi nhạc cổ điển thích việc âm thanh đi xuống dần dần vì điều đó giúp họ có sự điều khiển cao độ và động lực chính xác.

Tuy nhiên, sự khác biệt giữa “nhạc jazz” và “nhạc cổ điển” saxophone có thể được coi là quan điểm chủ quan. Có rất nhiều ví dụ về người chơi saxophone nhạc jazz sử dụng một công cụ nhạc cổ điển và ngược lại. Cách duy nhất để biết được loại nào hoạt động phù hợp nhất là bạn nên sử dụng cả hai.

Miệng thổi mouthpiece của hai loại nhạc cụ này thậm chí còn khác biệt hơn. Miếng ngậm của jazz saxophone khá rộng, với thành nhỏ và bầu lớn cho phép người chơi điều chỉnh âm dễ dàng.

Ngược lại, miệng saxophone cổ điển được thiết kế hẹp hơn giúp người chơi điều khiển nhạc tốt hơn. Tuy nhiên, một miếng mouthpiece có thể phù hợp với rất nhiều thể loại khác nhau.

Ví dụ, một số người chơi jazz saxophone có âm vực giọng cao nhất thích loại mouthpiece cổ điển vì âm thanh trong trẻo của nó. Thay đổi miếng ngậm có thể tạo ra một ảnh hưởng lớn đến cách một dụng cụ nhạc hoạt động. Mọi thứ từ chất lượng âm thanh, độ vang, độ ngân và độ ăn khớp đều sẽ thay đổi.

Giới thiệu tổng quan về kèn Saxophone

Nút bần – cork ở cuối cổ cây saxophone cho phép giữ nhiều mouthpiece khác nhau, giúp người chơi có thể thay đổi tùy thuộc vào âm thanh mà họ muốn có.

Như vậy, bài viết đã tổng hợp Những Sự Thật Về Saxophone Mà Bạn Chưa Biết. Hy vọng những thông tin mà bài viết chia sẻ có thể giúp bạn có thêm kiến thức về loại nhạc cụ kỳ diệu này nhé

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay